Download App
Get our app via:
App download QR
  • google-play.png
  • app-store.png
Store Locator Blog
Stores Services
0
MY Bag
Share

Rụng tóc là một trong những vấn đề thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là ở phụ nữ. Đây là mối lo lắng mỗi ngày của các chị em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, ngoài tác động của môi trường, thói quen sinh hoạt, chăm sóc tóc và chế độ dinh dưỡng… Hãy để Watsons giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra rụng tóc để bạn sớm có biện pháp khắc phục tình trạng này nhé!

1. Yếu tố di truyền

Nếu bạn nhận thấy phần tóc mái của mình đang mỏng dần đi, đó có thể là do gen di truyền (androgenetic alopecia) – một chứng rối loạn của cơ thể, liên quan đến hormone testosterone. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra rụng tóc kể cả ở nam và nữ. Độ tuổi mắc phải tình trạng này của những người mang gen di truyền cũng không giống nhau. Có những người 20 tuổi đã bắt đầu bị, nhưng có những người đến 40 – 50 tuổi mới bắt đầu xuất hiện tình trạng rụng. Theo tạp chí Experimental Dermatology năm 2020, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu là do sự tương tác phức tạp giữa gen và hormone. Đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh, tình trạng rụng tóc cũng xảy ra phổ biến do có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

2. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi / Rối loạn / Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nữ giới. Thay đổi nội tiết tố thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, sinh con và mãn kinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn, bao gồm cả tóc, cân nặng và mụn trứng cá. Để giảm thiểu tình trạng này bạn nên tập thể dục, thiền, và duy trì lối sống lành mạnh để giúp cân bằng lại nội tiết tố cho cơ thể, giúp tóc được khỏe hơn và giảm gãy rụng.

Thay đổi nội tiết tố

3. Stress gây gia tăng nguy cơ rụng tóc

Nếu bạn thường xuyên bị stress, áp lực, căng thẳng ở mức độ cao thì rất dễ gây ra tình trạng rụng tóc. Stress sẽ tác động xấu đến da đầu, làm rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn cố gắng tập thể dục, thiền, và giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể, giải tỏa căng thẳng thì sẽ khắc phục được tình trạng này bạn nhé!

Stress

4. Giảm cân thiếu khoa học, ăn uống không đủ chất

Dù là bạn đang cố gắng giảm cân hay do yếu tố sức khỏe vô tình làm bạn bị giảm cân, thì cũng rất dễ gây ra tình trạng rụng tóc. Giảm cân đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, và biểu hiện đầu tiên cơ thể phản ứng lại là rụng tóc. Khi các bạn ăn kiêng, cơ thể sẽ hấp thụ dinh dưỡng ít hơn so với bình thường (nếu giảm cân cấp tốc thì sự thiếu hụt dinh dưỡng lại càng nhiều), điều đó khiến bạn bị rụng tóc. Do đó, Watsons khuyên bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, thay vì ăn kiêng thì bạn nên tập thể dục để có vóc dáng đẹp nhé.

giảm cân

5. Thay đổi kiểu tóc thường xuyên (uốn, duỗi, nhuộm,…)

Mỗi lần bạn thay đổi kiểu tóc như uốn, duỗi, nhuộm,.. bạn vô tình làm tóc bị tổn thương, bị yếu đi và dẫn đến rụng tóc. Bên cạnh đó, việc bạn buộc chặt tóc, thắt bím, búi tóc, kéo dựt tóc,… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tóc, gây ra rụng tóc. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên hạn chế thay đổi kiểu tóc và hãy nâng niu mái tóc nhẹ nhàng để mái tóc được chắc khỏe và không còn bị rụng.

Thay đổi kiểu tóc thường xuyên (uốn, duỗi, nhuộm,...)

6. Một số bệnh có thể tác động đến việc rụng tóc

Ngoài các yếu tố trên, một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra rụng tóc:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Lupus – một bệnh tự miễn mãn tính (kéo dài)
  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Bệnh giang mai

Trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và nhận được lời khuyên đúng đắn từ chuyên gia. Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy tóc của mình rụng quá nhiều so với bình thường, điều đó có thể tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe của bạn có vấn đề, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán chính xác nhé!

giải pháp điều trị rụng tóc
RELATED BLOG
Previous

Top 4 App tính Calo hỗ trợ ăn kiêng, giảm cân tốt nhất năm 2022

Next

Vì sao kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen được săn đón nồng nhiệt?

Related Topics
Share