Download App
Get our app via:
App download QR
  • google-play.png
  • app-store.png
Store Locator Blog
Stores Services
0
MY Bag
Share

Da yếu và nổi mụn, sạm da, tàn nhang, nám… là một trong các biểu hiện phổ biến khi da bị nhiễm độc kim loại nặng. Và các dấu hiệu này thường được nhầm với dị ứng và các vấn đề về da thông thường khác. Bài viết hôm nay Watsons sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về cách thải độc tự nhiên cho da nhé!

Dị ứng da
Cách phục hồi da yếu

1. Nguyên nhân da bị nhiễm độc kim loại nặng

Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, tồn tại cả trong và ngoài cơ thể. Tuy nhiên, chủ yếu sẽ gồm 4 nhóm tác nhân chính như sau:

Sử dụng mỹ phẩm

Một số kim loại nặng, điển hình là chì thường được sử dụng trong việc sản xuất các loại phẩm như son môi, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc… vì khả năng bám dính tốt trên da khi kết hợp với các hóa chất tạo màu. Chính vì vậy, khi hàm lượng các chất này vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép sẽ gây không ít những tác động tiêu cực tới làn da và sức khỏe của bạn.

Lối sống sinh hoạt

Một số kim loại nặng rất độc, nhất là thủy ngân có thể dễ dàng xâm nhập vào da hoặc cơ thể chỉ thông qua việc tiếp xúc hoặc hít phải. Người làm việc, sinh hoạt trong môi trường chứa nhiều kim loại nặng cũng có khả năng nhiễm rất cao với những dấu hiệu khó chẩn đoán.

Ít chăm sóc da, tẩy da chết

Ngay cả khi bạn sử dụng các loại mỹ phẩm an toàn, có hàm lượng kim loại nặng ở mức cho phép vẫn có khả năng nhiễm độc do không tẩy trang kỹ hoặc rửa mặt không đúng cách. Hầu hết kim loại nặng như chì, Paraben, Corticoid… đều có khả năng bám dính rất cao, vì vậy cần thường xuyên tẩy da chết và thanh lọc, detox cho da tươi sáng, căng mịn.

Chế độ ăn uống

Thủy ngân, chì có thể tồn tại dư lượng nhất định trong thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người đã bị nhiễm độc thủy ngân mạn tính do thường xuyên ăn các loại cá biển bị nhiễm thủy ngân như cá ngừ, cá hồng…

2. Dấu hiệu da bị nhiễm độc kim loại nặng

2.1. Dấu hiệu da đang bị nhiễm độc chì

Thời gian đầu khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có chứa chì, bạn sẽ thấy da mình trắng mịn lên trông thấy. Tuy nhiên một thời gian sau trên da sẽ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu như nám, tàn nhang, da kém đàn hồi và có nhiều nếp nhăn, mụn. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng hay bị mệt mỏi, ngủ không sâu giấc.

2.2. Dấu hiệu da đang bị nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc thủy ngân ở da thường xảy đến khi bạn sử dụng một số loại sản phẩm như mỹ phẩm làm trắng. Thành phần sẽ chủ yếu bao gồm: Mercurous Chloride, Mercurio, Calomel… thẩm thấu trực tiếp qua da, gây nên các biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh, bài tiết, suy nhược, trầm cảm thậm chí là suy đa phủ tạng và nguy hiểm tới tính mạng.

2.3. Dấu hiệu da bị nhiễm Corticoid

Corticoid vốn là một hoạt chất thuộc nhóm độc bảng B, hay được sử dụng trong các loại thuốc bôi da với hàm lượng rất nhỏ để làm dịu và ngừa mụn cho da. Tuy nhiên, lạm dụng chất này sẽ gây ra tình trạng mẩn đỏ, nổi mụn nước, da bong tróc và nóng rát khi ngưng sử dụng sản phẩm. Rất nhiều loại kem dưỡng da làm trắng, trị mụn cũng chứa hoạt chất này.

Da nhiễm Corticoid
Cách phục hồi da nhiễm Corticoid

2.4. Nhiễm độc Parabens

Parabens được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem dưỡng… có khả năng kháng khuẩn và chống viêm khá tốt. Tuy nhiên, đó là ở liều lượng hợp lý, khi vượt quá ngưỡng này chúng sẽ gây ra các rối loạn về nội tiết tố nữ, gây bong tróc, mụn nhọt trên da.

3. Tác hại ảnh hưởng kim loại nặng đến làn da bạn

3.1. Da yếu và ngày càng mỏng hơn

Khi bị nhiễm độc kim loại nặng, làn da sẽ trở lên yếu và mỏng hơn do bị bào mòn bởi các hóa chất độc hại. Vì vậy, làm da sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời đồng thời hay bị nổi mụn, dị ứng…

3.2. Da bị nhiễm trùng, kích ứng lên mụn

Da có thể bị nhiễm trùng, lở loét và nổi mụn từ việc nhiễm độc các kim loại nặng. Một số trường hợp còn nhiễm vào máu và lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể.

3.3. Da đổi màu tái, sạm da

Làn da khi nhiễm kim loại nặng sau đó thường nhanh bị xỉn màu, sạm da và tím tái. Đa phần, các trường hợp này đều do sử dụng mỹ phẩm, kem làm trắng da có chứa chì.

3.4. Lỗ chân lông to, bề mặt sần sùi

Do da đã mất đi khả năng đàn hồi, các lỗ chân lông sẽ tự động dãn rộng, bề mặt da trở lên sần sùi, nhăn nheo cùng nhiều dấu hiệu lão hóa khác.

3.5. Các ảnh hưởng đến toàn thân khác

Không chỉ có tác động tới da, những kim loại nặng đặc biệt nguy hiểm như thủy ngân, chì khi xâm nhập vào cơ thể còn gây ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm khác như đau đầu, suy gan thận, viêm miệng, run chân tay… thậm chí có thể tử vong ngay sau khi phơi nhiễm.

4. Cách thải độc tự nhiên cho da

4.1. Chế độ ăn uống thải độc tự nhiên từ bên trong

Nên sử dụng, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu Vitamin C làm đẹp da, chống mỏi mệt: cam, kiwi, súp lơ… và các loại rau lá xanh như cải thìa, rau chân vịt, cần tây. Đồng thời, các loại hạt như hạt lanh, hạt chia bởi đây đều là các loại rau củ tốt cho da, giúp thanh lọc và loại bỏ độc tố. Nên uống nước thường xuyên và bổ sung một số loại thực phẩm như trứng gà, nấm, tỏi để trung hòa và loại bỏ các kim loại nặng.

4.2. Luyện tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, nâng cao khả sức đề kháng. Thông qua việc bài tiết mồ hôi, làn da của bạn cũng có thể được loại bỏ những chất độc đang bị lắng cặn.

Luyện tập sức khỏe thải độc tự nhiên
Nâng cao đề kháng cho da

4.3. Sử dụng các liệu pháp thải độc tự nhiên cho da an toàn

Có rất nhiều liệu pháp thải độc khi da bị nhiễm độc kim loại nặng hiện đang được áp dụng như xông hơi, sử dụng mặt nạ thải độc hoặc viên uống… Tuy nhiên, nên tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng và tốt nhất cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Mặt khác, bạn  có thể tham khảo và săn voucher massage tại các spa chuyên nghiệp, trải nghiệm các liệu pháp xông hơi, thư giãn tinh thần, thổi bay mọi stress.

4.4. Tẩy da chết thường xuyên, đúng cách

Nên tẩy da chết thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần. Lưu ý sử dụng đúng cách các loại kem tẩy da chết nhẹ nhàng, an toàn cho da giúp loại bỏ lớp tế bào già cằn cỗi trên bề mặt, vừa đẩy nhanh quá trình thẩm thấu các dưỡng chất qua da.

5. Phòng ngừa nhiễm chì trên da

5.1. Dùng mỹ phẩm nguồn gốc organic, hạn chế tối đa các thành phần hóa học trên da

Tốt nhất nên mua trải nghiệm dòng mỹ phẩm chăm sóc da mặt organic, chiết xuất tự nhiên hoặc sử dụng các loại rau củ, hoa quả giàu vitamin để chăm sóc da tại nhà một cách an toàn và tiết kiệm.

5.2. Rửa mặt, tẩy trang kỹ sau mỗi lần trang điểm

Rửa mặt, tẩy trang kỹ sau khi trang điểm hoặc khi ra đường tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi và các chất độc hại. Hoặc bạn có thể dùng các dòng tẩy trang nước, dầu hoặc kem làm sạch dễ dàng và vô cùng dịu nhẹ. Đồng thời, nên sử dụng các loại mỹ phẩm ít bám dính do thành phần kim loại nặng như chì sẽ thấp hơn những sản phẩm lâu trôi, bền màu.

Rửa mặt dành cho da yếu
Dùng sản phẩm rửa mặt dành cho da yếu

Đôi khi mọi người thường nhầm lẫn các biểu hiện da bị nhiễm độc kim loại nặng với những bệnh lý khác về da như dị ứng, lão hóa da… nên hướng điều trị thường gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Chính vì vậy, khi có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào trên da, người bệnh cần tới ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để khám, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

RELATED BLOG

XEM BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Previous

Mặt nạ ngủ ban đêm và Kem dưỡng da ban đêm có gì khác nhau

Next

Top 5 dẫn xuất của vitamin A (Retinol) được chuyên gia thẩm mỹ khuyên dùng

Related Topics
Share