Download App
Get our app via:
App download QR
  • google-play.png
  • app-store.png
Store Locator Blog
Stores Services
0
MY Bag
Share

Đối với bất kỳ cô nàng nào trong làng làm đẹp thì 3 hoạt chất AHA, BHA, PHA không còn xa lạ đúng không nào! Là những thành phần quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da, AHA, BHA và PHA luôn được hội chị em lựa chọn cho routine của mình. Thế nhưng vẫn còn ít người biết được hoạt chất này thực chất là gì và có công dụng ra sao. Với bài viết này, Watsons sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin hữu ích về các loại hoạt chất này trong làm đẹp, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Tìm hiểu hoạt chất AHA

AHA là gì?

AHA (tên đầy đủ là Axit Alpha Hydroxy) là một nhóm các hợp chất hóa học gồm Axit Cacboxylic được thay thế bởi nhóm Hydroxyl trên Carbon liền kề. AHA là hoạt chất được sử dụng rất phổ biến trong liệu trình trị mụn, dưỡng da nhờ khả năng tái tạo lớp tế bào da tầng trên cùng hiệu quả. Hoạt chất này được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da như toner, kem dưỡng da.

AHA BHA PHA

Một số thành phần AHA phổ biến

Citric Acid, Glycolic Acid, Hydroxycaproic Acid, Hydroxycaproic Acid, Lactic Acid, Malic Acid, Tartaric Acid…

Cơ chế hoạt động của AHA: Hoạt chất AHA không tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da. Không thấm sâu vào da nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành sứ mệnh tái tạo làn da mới nhanh chóng. Có thể nói, AHA giúp phá vỡ cấu trúc tế bào sừng già cỗi, xỉn màu và thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Mang lại làn da khỏe, mịn màng, không tì vết.

Công dụng của AHA

  • Khả năng tẩy tế bào chết và dưỡng mịn da nhanh chóng
  • Giảm tác hại của ánh nắng mặt trời đến làn la
  • Hỗ trợ điều trị mụn
  • Cải thiện tình trạng sạm nám
  • Giảm nếp nhăn trên da giúp da tươi trẻ và chống lão hóa
  • Tăng cường sản sinh collagen, loại bỏ sợi collagen cũ
  • Dành cho làn da khô ráp, thâm sạm, lão hóa, xỉn màu

Loại da nào nên sử dụng AHA

  • Da bị lão hoá
  • Làn da khô
  • Da thô ráp
  • Da không đều màu, nám và tàn nhang

2. Tìm hiểu hoạt chất BHA

BHA là gì?

Beta hydroxy axit hay còn được gọi là BHA là một loại axit gốc dầu có khả năng tan trong dầu nhưng không tan trong nước. Đây là một hợp chất hữu cơ được chiết xuất từ vỏ cây liễu hoặc tinh dầu trong cây lộc đề. Hai thành phần chủ yếu có trong hoạt chất BHA là axit salicylic và axit citric.

AHA BHA PHA

Một số thành phần BHA phổ biến

Salicylic Acid, Citric Acid,…

Cơ chế hoạt động của BHA

Hoạt chất BHA tan trong dầu, làm sạch sâu trong lỗ chân lông. Từ đó, loại bỏ bã nhờn thừa và kiểm soát tuyến dầu hiệu quả.

Công dụng của BHA

  • Làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông
  • Cải thiện tình trạng mụn, làm mờ thâm mụn
  • Chống lão hóa da
  • Cải thiện kết cấu da săn chắc
  • Tẩy tế bào chết, cải thiện tình trạng da sần sùi, kém mịn màng
  • Giảm tối đa tình trạng rối loạn sắc tố da
  • Dành cho làn da dầu, kèm theo vấn đề mụn, sạm, nám nhẹ

Loại da nào nên sử dụng BHA

 Da dầu, da mụn

3. Tìm hiểu hoạt chất PHA

PHA là gì?

PHA (tên đầy đủ là Polyhydroxy Acid) được xem là một thế hệ acid thứ 3 có công dụng tương tự như BHA, AHA. Tuy nhiên, thành phần khá lành tính vì kết cấu phân tử lớn hơn AHA và BHA. Vì thế PHA được ưu ái vào chu trình skincare cho làn da nhạy cảm, mỏng yếu. Giúp phát huy tác dụng trên bề mặt biểu bì da mà không làm tổn thương các tầng phía dưới. Mặc dù PHA rất phù hợp với da nhạy cảm nhưng bạn vẫn nên cẩn thận nếu đã quen thuộc với các sản phẩm dưỡng da cũ.

AHA BHA PHA

Một số thành phần PHA phổ biến

Gluconolactone, Lactobionic Acid,…

Cơ chế hoạt động của PHA

Cách hoạt động của PHA chủ yếu dựa vào cơ chế lột mang đến hiệu quả không tốt như AHA. Tuy nhiên, lại hạn chế tình trạng kích ứng da. Điều này có thể giải thích thông qua kích thước phân tử của PHA lớn hơn nên rất khó để thẩm thấu sâu vào bề mặt da.

Công dụng của PHA

  • Tăng cường độ ẩm cho làn da
  • Hạn chế sản sinh hắc sắc tố melanin gây sạm nám
  • Ngăn chặn quá trình lão hóa da
  • Tăng sinh collagen
  • Làm sạch da và ngăn ngừa mụn hiệu quả
  • Chống oxy hóa cao, giảm thiểu tác hại và bảo vệ da khỏi các gốc oxy hóa tự do.
  • Dành cho những làn da nhạy cảm có xuất hiện lão hóa

Loại da nào nên sử dụng PHA

Da nhạy cảm dễ kích ứng

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng hoạt chất AHA BHA PHA

  • Hiệu quả có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người
  • Bạn sẽ cảm thấy châm chích, nóng ran trong lần đầu sử dụng, sau một thời gian, hiện tượng này sẽ giảm dần vì làn da đã quen với hoạt chất.
  • Với lần đầu sử dụng các hoạt chất này, bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp . Nên thoa sản phẩm lên vùng da nhỏ để xem khả năng hấp thụ của da nhằm hạn chế kích ứng .
  • Lần đầu sử dụng, sử dụng với tần suất thấp (1-2 lần/tuần) sau đó dần tăng tần suất lên (3-4 lần/tuần)
  • Bạn nên tích cực bổ sung các sản phẩm có chứa các hoạt chất phục hồi da như Ceramides, Cholesterol, Kinetin, Panthenol (vitamin B5) hoặc Colloidal Oatmeal.
  • Luôn luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, tránh nắng và trang bị quần áo bảo vệ da tối đa.
  • Nếu trường hợp sử dụng hoạt chất AHA, BHA, PHA với Retinoic Acid (Re/Tre) thì nên chia ngày xen kẽ để tránh phản tác dụng lẫn nhau
RELATED BLOG
Previous

Vitamin C DHC có thật sự thần thánh như lời đồn?

Next

Review chi tiết kem chống nắng La Roche Posay Anti Shine Anthelios XL bạn cần biết

Related Topics
Share