Download App
Get our app via:
App download QR
  • google-play.png
  • app-store.png
Store Locator Blog
Stores Services
0
MY Bag
Share

Cuộc sống hiện đại với những thói quen sinh hoạt không lành mạnh khiến tỷ lệ người mắc các bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Đáng nói hơn, đây cũng là một trong những nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, kèm theo đó là chi phí điều trị bệnh rất tốn kém. Huyết áp cao, mức cholesterol cao và hút thuốc lá là 3 trong số yếu tố chính gây ra bệnh về tim mạch. Hãy cùng Watsons tìm hiểu bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe tim mạch thật tốt nhé!

Tại sao việc bảo vệ trái tim khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng với mỗi chúng ta?

Tại sao việc bảo vệ trái tim khỏe mạnh là cực kỳ quan trọng với mỗi chúng ta?

Trái tim của chúng ta phải làm rất nhiều việc và dường như chẳng có lúc nào ngơi nghỉ. Tim bơm máu khắp cơ thể trong suốt 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. 

Trái tim đóng vai trò là trung tâm của hệ thống tim mạch trong cơ thể, nó bơm máu và oxy cho tất cả các cơ quan chức năng trong cơ thể bạn. Vì vậy, nếu hệ thống tim mạch hoạt động không bình thường, cơ tim bơm máu không tốt thì sẽ khiến trái tim bị ảnh hưởng, từ đó sẽ tác động hệ lụy đến các cơ quan khác. Một số tình trạng phổ biến thường gặp như bệnh mạch vành, cao huyết áp, cơ tim đau nhức.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các bệnh tim mạch (CVDs) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 17,9 triệu người mỗi năm. Bệnh tim mạch (CVDs) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim và một số bệnh tim mạch khác.

Huyết áp cao, mức cholesterol cao và hút thuốc là 3 trong số các yếu tố chính gây ra bệnh tim mạch, các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì, ăn uống không khoa học, không tập thể dục và uống rượu quá mức.

Điều trị sớm, điều chỉnh thói quen, kiểm soát lại các yếu tố gây bệnh và áp dụng lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ quá già hoặc quá trẻ quan tâm đến sức khỏe của mình, hãy yêu thường trái tim của bạn ngay từ hôm nay!

Bí quyết bảo vệ sức khỏe tim mạch

3 bước quan trọng để kiểm tra sức khỏe tim mạch:

  • Hẹn gặp bác sĩ tim mạch để kiểm tra và nghe tư vấn
  • Tìm hiểu về tình trạng hiện tại của bạn, những nguy cơ nào có thể gây ra bệnh tim mạch
  • Theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên và có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tim mạch. Các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Tức ngực hoặc khó chịu
  • Khó thở
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Mệt mỏi bất thường
  • Tự nhiên chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đổ mồ hôi lạnh

8 cách để có một trái tim khỏe mạnh

Thấu hiểu và kiểm soát tốt nồng độ cholesterol và huyết áp là chìa khóa vàng cho sức khỏe tim mạch của bạn. Dưới đây là 8 điều bạn có thể làm:

1. Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người lười vận động sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn những người tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất đều đặn giúp bạn giảm nguy cơ bị đau tim hoặc các bệnh khác về tim mạch. Theo khuyến cáo của CDC, bạn hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần để có sức khỏe tim mạch tốt nhé.

2. Ăn uống khoa học, điều độ tốt cho sức khỏe tim mạch

Cắt giảm muối, ăn ít đường và hạn chế chất béo để kiểm soát huyết áp và mức cholesterol. Ngoài ra, hãy ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng hơn để cung cấp năng lượng cho tim và duy trì cân nặng.

3. Tránh hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch, vậy vậy nếu bạn đang hút thuốc lá thì hãy dừng lại ngay nhé! Ngoài ra, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng bản thân, mà còn ảnh hưởng những người xung quanh nếu hít phải khói thuốc. Theo nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần hít phải khói thuốc thì sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị vôi hóa động mạch vành. Hãy xa tránh thuốc lá và tránh xa nơi có khói thuốc nhé!

4. Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ hàng năm

Hãy nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để đảm bảo huyết áp và mức cholesterol vẫn tốt, sức khỏe tinh thần ổn định và phát hiện sớm các dấu hiệu có nguy cơ gây bệnh (nếu có) để kịp thời có biện pháp xử lý.

5. Kiểm soát cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì có thể dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe, trong đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ,…Giảm cân không chỉ giúp giảm khối lượng công việc của tim, mà còn làm giảm sự hấp thụ chất béo tích tụ – nguyên làm tắc nghẽn động mạch vành, gây đau tim.

6. Giảm stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2,5 lần so với người có tinh thần thoải mái – tương tự giống như hút thuốc lá và bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do căng thẳng mãn tính sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái chiến đấu hoặc chạy trốn liên tục, gây ra chứng viêm, huyết áp cao và những thay đổi không lành mạnh khác. Bạn nên thử các phương pháp thực hành giúp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu và yoga,…

7. Hạn chế rượu bia

Rượu bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn vì nó gây ra huyết áp cao, nhịp tim bất thường và tổn thương cơ tim. Để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, Watsons khuyên bạn nên hạn chế uống rượu bia.

8. Sống cuộc sống vui vẻ, duy trì các mối quan hệ tốt với mọi người

Nếu bạn có các mối quan hệ tốt, yêu thương gia đình, bạn bè, cộng đồng xung quanh thì điều đó có thể sẽ có lợi cho tim mạch của bạn đó! Nghiên cứu chỉ ra rằng các mối quan hệ tốt giúp mọi người bình tĩnh xử lý vấn đề, tránh được các xung đột, căng thẳng, sợ hãi, tức giận. Đồng thời, các cử chỉ thân thiết như nắm tay hoặc ôm có thể làm giảm mức dộ hormone căng thẳng. Điều này rất tốt cho sức khỏe tim mạch nhé!

Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch

sức khỏe tim mạch
RELATED BLOG
Previous

Review 5 bước simple skincare cho tuổi dậy thì

Next

Top 5 Toner cho da mụn thường được bác sĩ khuyên dùng

Related Topics
Share