Viêm phụ khoa là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ trong mọi độ tuổi. Khi vùng kín bị viêm nhiễm, bên cạnh việc đặt thuốc theo sự chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc thì vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày vốn rất quan trọng lại càng cần được chú trọng hơn nữa. Hãy cùng Watsons tìm hiểu cách vệ sinh vùng kín bị viêm nhiễm qua bài viết này nhé!
Biểu hiện bệnh phụ khoa
Viêm phụ khoa hay viêm âm đạo do vi khuẩn là tình trạng thay đổi hệ vi khuẩn bình thường trong âm đạo của bạn hoặc sự phát triển quá mức của một số sinh vật khác như nấm men, Trichomonas,… làm đảo lộn sự cân bằng và dẫn đến viêm nhiễm.
Các triệu chứng điển hình khi bị viêm phụ khoa mà phụ nữ có thể phát hiện là:
- Vùng kín có mùi hôi: Nguyên nhân là do những vi khuẩn kỵ khí phát triển quá mức ở vùng kín làm biến đổi khí hư bình thường của dịch âm đạo. Khí hư không còn màu trắng trong, nhầy mà sẽ biến đổi thành màu trắng đục hoặc ngả vàng, vón cục và có mùi hôi khó chịu.
- Cảm giác bỏng rát, đau khi quan hệ hoặc chảy máu.
- Ngứa vùng kín: Bên cạnh viêm âm đạo, ngứa vùng kín cũng có thể xuất hiện khi bị rận lông mu, viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Viêm âm hộ: Vùng âm hộ viêm đỏ, đau, khó chịu.
- Đi tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu máu.
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín bị viêm nhiễm hàng ngày đúng cách
Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Không nên xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.
- Chỉ nên vệ sinh từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, việc vệ sinh quá nhiều có thể phá vỡ sự cân bằng môi trường trong âm đạo, làm giảm đi số lượng các vi khuẩn có lợi. Điều này sẽ làm tăng khả năng tấn công của các vi khuẩn gây bệnh và làm tình trạng nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng thêm.
- Vệ sinh bằng các sản phẩm chuyên dụng có tính axit, tốt nhất nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chứa thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên. Không nên vệ sinh âm đạo bằng sữa tắm hoặc xà phòng vì chúng có tính kiềm cao, làm phá vỡ độ pH bên trong âm đạo.
- Nên rửa âm hộ bên ngoài bằng nước ấm và sạch, tốt nhất nên sử dụng vòi sen tia nước rửa nhẹ nhàng bên ngoài và từ trước ra sau. Không xịt mạch nước vào sâu âm đạo vì có thể đẩy các vi khuẩn từ môi trường ngoài vào âm đạo và không ngâm vùng kín vào chậu rửa vì làm vi khuẩn từ hậu môn đi sâu vào âm đạo.
- Nên dùng riêng một khăn mềm và sạch để lau khô sau khi vệ sinh, có thể sử dụng các loại giấy mềm sử dụng một lần và lau khô từ trước ra sau. Giặt sạch và phơi ngoài nắng thường xuyên.
- Nên mặc các loại quần lót có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, các loại quần ngoài không nên quá bó chặt. Lựa chọn các chất liệu làm từ cotton, lụa… và tránh để quần áo ẩm ướt.
- Trong những ngày hành kinh, nên thay băng vệ sinh sau mỗi 4 giờ hoặc có thể giảm xuống 2 giờ tùy vào lượng máu kinh vì máu kinh chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Sau khi thay băng cũng không cần phải vệ sinh âm đạo âm hộ quá kỹ mà chỉ cần lau sạch và để khô thoáng.
- Trước khi quan hệ thì cả chị em và đối phương đều cần vệ sinh thật sạch bằng nước ấm hoặc các sản phẩm chuyên dụng. Sau khi quan hệ, hãy vệ sinh lại vùng kín ít nhất sau 30 phút. Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ để phần nào tránh được tình trạng vi khuẩn di chuyển ngược dòng vào sâu trong đường tiểu. Tuy nhiên, khuyến cáo phụ nữ khi bị viêm nhiễm vi khuẩn cần tránh quan hệ tình dục điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm vừa làm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Viêm phụ khoa là tình trạng phổ biến ở phụ nữ và vệ sinh vùng kín đúng cách khi bị viêm nhiễm vi khuẩn là cách hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh. Chị em cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong quá trình vệ sinh vùng kín tùy vào những thời điểm khác nhau và cần lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp đối với tình trạng viêm nhiễm phụ khoa của mình.
XEM BÀI VIẾT MỚI NHẤT
- AS Watson Thúc Đẩy Mở Rộng Toàn Cầu – Khai Trương Cửa Hàng Thứ 16.800 Trên Toàn Thế Giới
- Top 6 sữa tắm trắng da tốt nhất hiện nay
- Bật mí 8 công dụng Vaseline có thể bạn chưa biết
- [Top 10] Màu tóc nhuộm dành cho nam hot nhất 2024
- [Top 7] Son dưỡng có màu không thâm môi tốt nhất hiện nay
- Review 10 Serum dưỡng ẩm chuyên sâu cung cấp dưỡng chất cho làn da mềm mịn tốt nhất hiện nay
- Arbutin là gì? Tác dụng của hoạt chất Arbutin trong lĩnh vực chăm sóc da
- 5 cách triệt lông chân tại nhà đơn giản
- Vitamin C DHC là gì? Có tốt không?
- Phenoxyethanol là gì? Công dụng trong mỹ phẩm