Rửa mặt hai lần (double cleansing), mặt nạ sủi bọt, hay phấn nén đều là những món đồ làm đẹp Hàn Quốc quen thuộc trong vài năm qua. Và sản phẩm K-beauty đang khiến mọi người xôn xao, được dự đoán tạo ra một cú hit bùng nổ chính là booster – một sản phẩm chăm sóc da rất giống serum nhưng lại không phải là serum. Vậy booster rốt cuộc là gì và bạn có nên “bắt trend” thêm vào routine một chai ngay không? Cùng Watsons tìm hiểu sơ lược để có câu trả lời nhé:
1. Booster là gì?
Nói một cách đơn giản thì booster có kết cấu dạng lỏng rất giống serum, nhưng bảng thành phần thường chỉ chứa 1-2 hoạt chất chính ở nồng độ cao. Vì tính đơn giản của thành phần nên booster khá linh hoạt và có thể dễ dàng được kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da khác trong mọi routine, từ cơ bản đến treatment. Theo giới K-beauty Hàn Quốc, booster là chiếc cầu nối trung gian không thể thay thế giữa nước hoa hồng và serum, giúp da sau khi làm sạch lớp sừng được làm dịu, cung cấp trước một lượng hoạt chất nền tinh khiết trước để da làm quen rồi mới chuyển qua hàng loạt hoạt chất khác trong serum, essence, lotion, kem dưỡng,… Điều này cho phép các sản phẩm chăm sóc da ở bước sau được hấp thụ tốt hơn, nâng cao hiệu quả tổng thể của routine.
Đặc điểm chung của các dòng booster là kết cấu nhẹ và nhiều nước, chúng được tạo ra để nhắm vào một vài vấn đề da nhất định, như tăng cường ẩm, làm sáng, săn chắc, giảm nếp nhăn hoặc làm dịu da bị kích ứng. Tuy có nhiều dạng booster khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng của dòng sản phẩm này vẫn là nuôi dưỡng lớp nền da và củng cố, duy trì ổn định sức khoẻ của hàng rào bảo vệ da, cho phép các sản phẩm khác của bạn hoạt động hiệu quả hơn và mang lại làn da sáng khỏe như chúng ta mong muốn.
2. Tại sao bạn cần sử dụng booster?
Câu chuyện ra đời của booster đến từ Hàn Quốc khi các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc cảm thấy cần có nhiều sản phẩm đa tác dụng hơn, có độ thẩm thấu nhanh và giúp nâng cao bước tiếp theo trong routine. Và thế là các công trình nghiên cứu loại sản phẩm này bắt đầu bùng nổ trong các phòng lab nghiên cứu, theo sau đó là hàng loạt các công thức mới được liên tục đề xuất, dẫn đến sự ra đời của booster – sản phẩm được định nghĩa như mục đích nghiên cứu ban đầu của nó: chất tăng cường và hỗ trợ (boost). Nhiều thương hiệu mỹ phẩm bắt đầu sử dụng booster trong tên của các sản phẩm giúp nâng cao hiệu quả của bước tiếp theo. Ví dụ, Lancome Cils Booster là kem lót dưỡng mi giúp tối đa hóa kết quả khi chuốt mascara.
Như vậy, nếu bạn cảm thấy routine skincare hiện nay cần được tiếp thêm sức mạnh hay hiệu quả bắt đầu bị giảm dần thì đã đến lúc bạn thêm booster vào chu trình chăm da của mình rồi đấy. Tuy nhiên, do độ tinh khiết đặc trưng của booster, đây cùng là giải pháp lý tưởng cho các làn da đang cần tập trung giải quyết một vấn đề nhất định nào đấy như khô tróc, kích ứng, sưng viêm,… Tùy theo nhu cầu mà bạn nên chọn loại booster phù hợp. Một số booster với nồng độ hoạt chất đặc biệt cao bên dưới đây sẽ đảm bảo kết quả tốt và nhanh chóng hơn trong các trường hợp da cụ thể:
a) Peptide Booster: chống lão hóa, giúp củng cố độ đàn hồi và nền da bên dưới để duy trì độ chắc khỏe, huấn luyện cơ chế nội sinh, hệ thống trao đổi chất của tế bào và buộc chúng hoạt động như các tế bào trẻ
b) 10% Niacinamide Booster: giảm thiểu kích thước lỗ chân lông, phục hồi lớp ẩm cho da và cải thiện kết cấu bề mặt của da.
c) Hyaluronic Acid Booster: làm mịn da ngay lập tức, làm đầy nếp nhăn rõ rệt, Củng cố hàng rào bảo vệ da giúp da săn chắc; Từ đó, giảm thiểu tác động xấu từ môi trường đến da.
d) Beta-glucan Booster: cấp ẩm kiêm khoá ẩm 8H, cân bằng và ổn định sức khỏe tế bào biểu bì, kháng viêm, làm dịu tức thì kích ứng sưng đỏ cho da nhạy cảm, đang treatment, peel,..
e) Vitamin C Booster: Lượng lớn Vitamin C nhắm vào các đốm nâu, vùng da thâm sạm, tối màu hiệu quả và mạnh mẽ hơn, giúp da căng mịn, đều màu và sáng hơn trông thấy
3. Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng booster?
Cũng giống như với bất kỳ sản phẩm nào có thành phần hoạt tính đậm đặc, điều quan trọng là không được quá lạm dụng để tránh gây kích ứng. Nhiều hoạt chất sẽ cần được dùng ở độ pH nhất định để hoạt động bình thường, và độ pH này có thể xung đột với một sản phẩm khác trong routine của bạn và gây kích ứng. Một số ví dụ mà bạn nên tránh kết hợp như axit citric và vitamin C gây mất độ ổn định của nhau, retinol và axit glycolic hoặc axit lactic giảm hiệu quả của nhau, retinol với BHA có thể làm tăng độ nhạy cảm và gây khô da.
Bên cạnh đó vẫn có một số chất lại được khuyên dùng cùng nha, như retinol và axit hyaluronic hay beta-glucan. Retinoids giúp đẩy nhanh quá trình thay mới tế bào, tái sinh tế bào cũ bằng những thành viên mới hơn để chống lão hóa, giảm thiểu các tình trạng lão hoá nhưng có thể gây kích ứng và gây bong tróc da. Bổ sung chất cấp ẩm axit hyaluronic, hay tuyệt vời hơn là cấp ẩm kiêm kháng viêm và làm dịu như beta-glucan sẽ giúp đẩy nhanh phản ứng hydrat hóa và chống lại những mặt trái của retinol.