Tải ứng dụng
Get our app via:
App download
  • google-play.png
  • app-store.png
Tìm cửa hàng Blog
Các dịch vụ của Watsons
0
MY Bag
Share

Bạn nghĩ rằng bạn có thể bỏ qua bước chống nắng khi chỉ làm việc tại nhà? Chắc chắn là không rồi! Hãy cùng lắng nghe lời giải thích của bác sĩ da liễu về việc tại sao bạn vẫn cần phải chống nắng thật cẩn thận kể cả khi không ra khỏi nhà cả ngày. Và cùng giải đáp tất tần tật các thắc mắc của bạn để bạn chuẩn bị bảo vệ làn da thật kỹ càng trong những ngày hè gay gắt sắp tới.

KHÔNG CẦN CHỐNG NẮNG KHI Ở NHÀ

Khi nói về việc chống nắng, một trong những hiểu lầm phổ biến nhất chính là “không cần chống nắng khi chỉ ở trong nhà”. Không may rằng suy nghĩ này chẳng đúng chút nào và trong những ngày này, khi hầu hết chúng ta đề phải làm việc tại nhà thì sai lầm tai hại này càng phổ biến hơn. Theo lời giải thích của bác sĩ da liễu, các loại kính cửa sổ thông thường chỉ có thể ngăn chận được tia UVB chứ không ngăn được tia UVA. Tia UVA có khả năng xâm nhập sâu hơn vào các lớp da, và là nguyên nhân chính gây nên các dấu hiệu lão hóa như nám da, nếp nhăn và làn da sần sùi.

Tia UVA cũng có thể làm bạn ung thư da, và đây cũng là lý do chính bạn cần phải sử dụng kem chống nắng ngay cả khi chỉ ở nhà, đặc biệt là nếu bạn thường có thói quen ngồi cạnh cửa sổ để làm việc. Nếu bạn cảm thấy bôi kem chống nắng khi ở nhà là quá “nặng nề” đối với làn da, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng có SPF 30. Nếu bạn ngồi gần sát cửa sổ khi làm việc tại nhà, thì bạn vẫn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng.

Dùng kem chống nắng kể cả khi ở nhà làm việc

KEM CHỐNG NẮNG CÓ HẾT HẠN KHÔNG?

Tất nhiên các loại mỹ phẩm đều có hạn sử dụng và bạn không nên sử dụng quá hạn sử dụng được đề trên vỏ hộp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản mà mỹ phẩm sẽ kém hiệu quả hơn so với ban đầu, chẳng hạn như bạn để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (gần cửa sổ, trong xe hơi để ngoài trời). Kem chống nắng thường chứa các hợp chất như oxybenzone và avobenzone dễ bị oxy hóa và trở nên mất tác dụng sau một thời. Kem chống nắng dạng khoáng thường chứa kẽm và titanium dioxide sẽ khó bị phá hủy hơn nhưng sau một thời gian, kết cấu sản phẩm vẫn bị ảnh hưởng, do các thành phần bị phân rã nên chất kem trở nên vón cục hoặc chảy nước và không còn hiệu quả nữa. Hơn nữa, thường xuyên  đóng mở tuýp sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, gây hại cho bạn. Vậy nên khi bạn sử dụng kem chống nắng “đúng tiêu chuẩn” (thoa mỗi ngày và thoa lại hai tiếng một lần) thì chắc chắn bạn sẽ dùng hết các tuýp này trong vòng một năm. Vậy nên đừng kéo dài thời gian “tuổi thọ” của sản phẩm, càng sử dụng nhanh càng tốt bạn nhé!

Hạn sử dụng

DÙNG KEM CHỐNG NẮNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

Nếu trải qua 3 tháng hè đỉnh điểm mà bạn chưa dùng hết một lọ kem chống nắng, thì bạn đã chưa dùng đủ kem chống nắng như được chỉ dẫn! Bạn nên dùng một muỗng canh đầy sản phẩm cho vùng mặt và một ly rượu đầy cho cơ thể. Không những thế, bạn nên thoa lại kem chống nắng hai tiếng một lần nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều, bạn nên thoa lại càng thường xuyên càng tốt vì thật ra không có loại nào là có khả năng chống nước hoàn toàn cả. Những vùng da thường bị bỏ quên nhất khi bôi kem chống nắng chính là vành tay, mu bàn tay, mu bàn chân và môi. Bạn cũng nên dùng son dưỡng có SPF để chống nắng cho môi, và cả nón để bảo vệ da đầu vì ánh nắng mặt trời vẫn có thể gây ung thư cho da đầu.

dùng bao nhiêu là đủ

ĐÂU LÀ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA SPF50 VÀ SPF75

SPF là chỉ số thể hiện thời gian mà kem chống nắng cần để bảo vệ làn da bạn khỏi tia UVB, tránh để tia UVB gây rát đỏ cho da. Trong điều kiện hoàn hảo, SPF30 nghĩa là sau khi sử dụng 300 phút, kem chống nắng sẽ không còn có khả năng bảo vệ da bạn nữa. Nhưng thông thường, rất ít loại nào có thể đảm bảo được đúng thời gian ghi trên chỉ số SPF ấy. Các bác sĩ da liễu chỉ ra rằng, thông thường ta chọn các sản phẩm có chỉ số SPF cao để ở dưới nắng lâu hơn và tránh thoa lại nhưng như vậy lại gây hại hơn cho da. Chuyên gia da liễu khuyên rằng bạn nên dùng sản phẩm có chỉ số SPF30 trở lên và dùng trước 30 phút khi ra ngoài. Hơn nữa chỉ số SPF100 không có nghĩa là “gấp đôi bảo vệ” so với SPF50. Vì thật ra, chỉ số SPF30 đã có thể ngăn được 97% tia UVB, trong khi đó SPF45 năng được khoảng 98%, độ chênh lệch không nhiều lắm. Hơn nữa, chỉ số SPF quá cao sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm da dễ tổn thương, kích ứng, tăng tiết dầu thừa dễ dẫn đến sự hình thành mụn. Cũng đừng chỉ dựa vào chỉ số SPF để chọn kem chống nắng, vì SPF chỉ bảo vệ da bạn khỏi tia UVB, bạn nên chọn loại kem chống nắng ghi “broad-spectrum” – khoang phổ rộng để bảo vệ da khỏi cả tia UVA.

chỉ số spf của kem chống nắng

LÀM GÌ KHI BỊ CHÁY NẮNG?

Nguy cơ u ác tính của bạn tăng gấp đôi nếu bạn bị cháy nắng nhiều hơn năm lần. Vậy nên bạn phải bảo vệ da và tránh khỏi việc bị cháy nắng bằng mọi giá. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bị cháy nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, ngay lập tức làm mát da bằng khăn bông quấn đá lạnh hoặc tắm ngay bằng nước lạnh. Dùng loại kem dưỡng, kem đa năng có chứa  tinh chất lô hội để làm dịu da ngay. Sau đó dùng ngay các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen, để làm dịu các vết viêm. Hoặc các loại thuốc bôi ngoài chứa hydrocortisone cũng có thể làm dịu da ngay tức thì (dùng 2 lần/ngày). Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm và chất điện giải cho cơ thể.

dưỡng da khi bị cháy nắng

Previous

Top 4 thức ăn gây hại cho hệ miễn dịch

Next

8 cách giúp bạn đẩy lùi cơn thèm đồ ngọt

Related Topics
Share