Tải ứng dụng
Get our app via:
App download
  • google-play.png
  • app-store.png
Tìm cửa hàng Blog
Các dịch vụ của Watsons
0
MY Bag
Share

Axit Azelaic là một trong những thành phần phổ biến được thêm vào quy trình chăm sóc da gần đây, có ở cả dạng gel, bọt và kem. Axit Azelaic được sử dụng để điều trị mụn viêm từ nhẹ đến vừa và hỗ trợ giúp làm sạch lỗ chân lông trên da. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về Axit Azelaic bạn nhé.

Axit Azelaic là gì?

Mặc dù tên của axit Azelaic khiến ta liên tưởng đến một thành phần hóa học nào đó đến từ phòng thí nghiệm, nhưng thực sự nó là một axit tự nhiên được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và lúa mạch đen. Thành phần này có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá, chứng đỏ mặt do kích ứng, và ngăn ngừa các đợt “bùng phát” mụn.

Lợi ích cho da

Khi cần điều trị mụn, sẹo và sắc tố da, bạn có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa Axit Azelaic sẽ: 

1. Giúp thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện bề mặt da

2. Tiêu diệt vi khuẩn gây kích ứng hoặc các đợt “bùng phát” mụn

3. Giảm viêm

4. Hỗ trợ tái tạo tế bào da mới và giảm thiểu vết sẹo của bạn.

Cách sử dụng sản phẩm chứa Axit Azelaic

1. Rửa sạch vùng da cần điều trị bằng sữa rửa mặt hoặc xà phòng loại dịu nhẹ rồi lau khô.

2. Bôi một lượng nhỏ sản phẩm chứa Axit Azelaic lên vùng da cần điều trị.

3. Nhẹ nhàng massage dưỡng chất vào vùng da cần điều trị và để da khô hoàn toàn.

4. Sử dụng sản phẩm hai lần một ngày.

Các tác dụng phụ có thể phát sinh

Vì Axit Azelaic không phát huy tác dụng ngay mà cần qua một thời gian tương đối, nên đây có thể không phải là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ da liễu để điều trị mụn. Bên cạnh đó, sử dụng thành phần này có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn hãy ngay lập tức kiểm tra với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:

• da bị bỏng rát hoặc ngứa ran 

• bong tróc da tại nơi sử dụng

• khô da hoặc mẩn đỏ nghiêm trọng

• ngứa hoặc phát ban da

• đau hoặc sưng

Tốt nhất bạn nên liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn y tế kĩ càng về các tác dụng phụ nhé.

Previous

Vì sao tóc bạn lại bóng nhờn và làm sao để khắc phục?

Next

Quy trình dưỡng ẩm mùa hè cùng Dermedic

Related Topics
Share