Thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Cùng tìm hiểu 4 bí quyết dinh dưỡng cho chế độ ăn uống lành mạnh và thân thiện với môi trường nhé!
1. Chế độ ăn nhiều thực vật hơn
Chế độ ăn dựa trên thực vật, so với những chế độ ăn giàu sản phẩm động vật, được xem là bền vững hơn và giảm thiểu đáng kể lượng khí thải carbon hơn vì chúng cần ít năng lượng hơn từ nhiên liệu hóa thạch, ít đất và ít nước hơn để phát triển. Vài thay đổi ban đầu như thay đổi sữa có nguồn gốc từ động vật thành nguồn gốc từ thực vật hay bắt đầu giảm lượng thịt hoặc không ăn thịt trong chế độ ăn hàng tuần để dần quen hơn. Một hành động nhỏ nhưng góp phần bảo vệ môi trường với chế độ dinh dưỡng từ thực vật và bạn cũng nên kiểm tra các loại thực phẩm tốt nhất để có một chế độ ăn hằng ngày phù hợp nhất.
2. Chọn hải sản có nguồn gốc bền vững hơn
Lựa chọn các loại hải sản bền vững để đảm bảo thế hệ tương lai vẫn còn có thể tìm được nguồn thực phẩm từ biển. Sử dụng các loại hải sản có nguồn gốc bền vững giúp ngăn chặn sự đánh bắt quá mức, giảm thiểu các tác động suy thoái đến sinh cảnh và các loài động vật khác ở đại dương. Để lựa chọn đúng các sản phẩm hải sản bền vững, đừng quên đọc thật kỹ nhãn mác và bao bì để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
3. Giảm lượng thức ăn thừa
Cắt giảm chất thải từ thực phẩm có thể giúp ích cho khí hậu. Trên thực tế, gần ⅓ tổng số lượng sản xuất thực phẩm trên toàn cần sẽ bị lãng phí hàng năm, làm tăng thêm lương chất thải ra môi trường và khí thải nhà kính. Những cách sau đây sẽ giúp giảm thiểu lượng thức ăn thừa trong gia đình bạn:
- Lên kế hoạch cho các bữa ăn và mua sắm theo kế hoạch đã định sẵn
- Để tủ đông những sản phẩm bạn chưa thể ăn khi chúng còn tươi ngon
- Đóng gói những thực phẩm thừa còn dùng được cho bữa trưa tại nơi làm việc
- Bảo quản các thực phẩm thừa còn sử dụng được
4. Ăn uống các thực phẩm theo mùa và tại địa phương có sẵn
Trái cây và rau quả theo mùa được trồng tại mỗi địa phương khác nhau thường tươi và ngon hơn vì chúng không cần vận chuyển đi xa và ít sử dụng thuốc trừ sâu hơn. Vì vậy có thể giảm được lượng khí thải carbon hiệu quả và cũng hỗ trợ nền kinh tế cung cấp thực phẩm hơn về mặt địa lý.