Tải ứng dụng
Get our app via:
App download
  • google-play.png
  • app-store.png
Tìm cửa hàng Blog
Các dịch vụ của Watsons
0
MY Bag
Share

Kẽm là vi chất cần thiết với mọi độ tuổi bởi ảnh hưởng đến nhiều chức năng, bộ phận của cơ thể. Vậy uống kẽm có tác dụng gì? Uống khi nào hợp lý và hiệu quả nhất? Cùng Watsons tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Kẽm là gì?

Kẽm là gì?
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch và nhiều lợi ích khác cho cơ thể

Kẽm là một khoáng chất và một nguyên tố vi lượng thiết yếu, có nghĩa là cơ thể bạn cần một lượng nhỏ để hoạt động bình thường. Cơ thể bạn không thể tạo ra hoặc lưu trữ kẽm, vì vậy bạn cần bổ sung từ bên ngoài, thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. 

Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành, giúp bảo vệ vị giác và khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác.

Không chỉ có tác dụng với thể chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.

Uống Kẽm có tác dụng gì? 

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của hơn 300 enzym trong cơ thể với các chức năng bao gồm chữa lành vết thương, chức năng hệ thống miễn dịch, xây dựng protein và DNA, khả năng sinh sản ở người lớn và tăng trưởng ở trẻ em. Kẽm cũng cần thiết để duy trì khứu giác và vị giác khỏe mạnh.

Cụ thể, vai trò của kẽm trong một số chức năng cơ thể có thể kể đến là:

  • Hỗ trợ tăng trưởng: Mọi người cần kẽm để tăng trưởng và phát triển thể chất. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch: Cơ thể chúng ta sử dụng kẽm để xây dựng các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là tế bào lympho T.
  • Thúc đẩy chức năng enzyme: Kẽm đóng vai trò then chốt trong việc kích hoạt các phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng bao gồm giúp cơ thể sử dụng axit folic và tạo ra protein và DNA mới.
  • Bổ sung cho sức khỏe của mắt: Thiếu kẽm có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng.
  • Giúp chữa lành vết thương: Kẽm giúp thúc đẩy làn da và niêm mạc khỏe mạnh, giúp tăng khả năng chữa lành vết thương.
  • Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da.
  • Ở não kẽm có nồng độ cao ở vùng Hồ Hải Mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu… Thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt.
  • Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn, ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng…
  • Kẽm hỗ trợ khả năng sinh sản: Mức Kẽm thấp có thể cản trở việc sản xuất tinh trùng và có thể làm gián đoạn testosterone trong huyết thanh. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào trứng, nhưng những tháng trước khi mang thai cũng rất quan trọng, lượn Kẽm thấp có thể gây hại cho thai nhi. 

Liều lượng bổ sung Kẽm hợp lý

Uống kẽm có tác dụng gì?
Uống kẽm hợp lý để cơ thể hấp thu tốt nhất

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về uống kẽm khi nào, hay kẽm nên uống lúc nào, thì chúng ta cần biết kẽm zinc uống bao nhiêu là đủ. Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
  • Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày

Uống kẽm đúng cách là bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm khác nhau. Vì thế bạn cần lưu ý uống kẽm khi nào chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chú ý xem chế độ ăn uống hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể và lượng bạn cần uống thêm là bao nhiêu. 

Bạn có thể tham khảo một số nguồn kẽm phổ biến như: 

  • Thực phẩm tự nhiên: Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.
  • Viên kẽm, ống kẽm: thuốc kẽm và một số thực phẩm chức năng chứa các dạng muối của kẽm (kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat). Với bà mẹ mang thai, trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và dậy thì, người lớn ốm bệnh lâu ngày, dinh dưỡng kém, lớn tuổi, vận động viên thì thực phẩm không đủ cung cấp lượng kẽm đầy đủ, bổ sung từ viên kẽm là cần thiết.
  • Các nguồn khác: Kẽm cũng có mặt trong loại sản phẩm có tên là vi lượng đồng căn hay một vài thuốc kẽm xịt mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh dùng dài ngày có thể gây mất khứu giác.

Uống Kẽm như thế nào là đúng cách?

Nhiều người muốn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu các chất tương tác với nhau có thể giảm hấp thu. Vì vậy, để uống kẽm đúng cách, bạn cần lưu ý đặc biệt nếu có ý định bổ sung thêm cả canxi, sắt, magie, đồng là uống kẽm cách xa cách thuốc chứa những vi chất này khoảng 2-3 tiếng vì những chất này có thể cạnh tranh hấp thu với kẽm tại ruột, làm giảm hấp thu kẽm.

Kháng sinh tetracyclin, ciprofloxacin cũng giảm hấp thu kẽm nếu dùng chung.

Ngược lại, cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hấp thu và nâng cao hiệu quả của thuốc kẽm. Chẳng hạn như kẽm kết hợp với vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể mạnh mẽ hơn.

Nếu không chắc chắn những sản phẩm bạn đang sử dụng có thể xảy ra tương tác gì với nhau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng.

Nên uống Kẽm khi nào? Uống Kẽm có tác dụng gì?

Vấn đề cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày được rất nhiều mẹ quan tâm. Không chỉ trẻ nhỏ, kẽm uống lúc nào đối với người lớn cũng quan trọng không kém.

Uống kẽm khi bụng đói có thể gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên bổ sung kẽm 1 giờ trước khi ăn trưa và ăn tối hoặc 2 giờ sau ba bữa ăn sáng, trưa và tối. Bên cạnh đó, những người bị đau dạ dày hãy uống kẽm trong bữa ăn.

Mách nhỏ cho bạn cách uống kẽm đúng cách cùng với vitamin:

  • Uống sắt trước khi ăn sáng 15-30 phút, khi bụng còn đói;
  • Uống canxi và magie sau ăn sáng 2 tiếng;
  • Uống kẽm cùng với vitamin C sau ăn trưa.

Lưu ý: không nên sử dụng vitamin C sau 17h vì có thể khiến bạn mất ngủ vào buổi tối.

Những lưu ý khi uống Kẽm

Phytates cũng là chất cản trở sự hấp thu của kẽm vào cơ thể. Chúng có nhiều trong:

  • Cám gạo
  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Thực phẩm chứa phốt pho như sữa hay thịt gia cầm
  • Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc

Cũng vì lý do này, bạn uống kẽm khi nào thì nên tránh ăn các thực phẩm giàu phytates kể trên trong bữa gần đó.

RELATED BLOG

XEM BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Previous

Review kem dưỡng Embryolisse: Xuất xứ, có mấy loại, dùng cho da gì?

Next

Da dầu mụn nên dùng loại sữa rửa mặt nào?

Related Topics
Share